1. Tạo lập thói quen ghi chú và ôn luyện kỹ những kiến thức căn bản
Yêu cầu đặt ra: Các bạn cần nắm chắc kiến thức cơ bản, những định nghĩa, kỹ năng được xem là một bí quyết ôn thi hiệu quả để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Còn sách giáo khoa được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất.
Ghi những kiến thức mà thầy cô lưu ý khi giảng bài hoặc những kiến thức mà bạn hay nhầm lẫn vào 1 mảnh giấy, bỏ vào 1 hộp. Nhớ là tổng hợp hết tất cả các môn học. Mỗi lần đi qua lấy 1 tờ rồi mở ra xem và trả lời. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ đều và có thể trả lời khi bất ngờ đối diện với kiến thức.
Ngoài việc ghi nhớ kiến thức thì việc nắm chắc các kiến thức căn bản cũng không ngoại lệ. Mặc dù thời gian thi đang đến gần nhưng cũng đừng quá hấp tấp mà dẫn đến ôn trước quên sau. Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả nhất là trong quá trình ôn tập cần chú ý hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”. Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm.
Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp “sĩ tử” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia.
2. Ghi nhớ hệ thống kiến thức
Cách 1: Ghi thành dàn bài:
Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c…
Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.
Cách 2: Nhẩm trong óc:
Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
Cách 3: Ghi ra giấy:
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức.
3. Những điều tạo nên “phong cách” của các Thủ khoa trong phòng thi:
Luôn giữ bình tĩnh, không tự tạo áp lực cho bản thân.
Tận dụng tối đa thời gian sau khi làm bài xong để đọc soát lại cẩn thận giúp phát hiện và chỉnh sửa kịp thời những chỗ sai.
Đừng cố gắng làm hết đề thi mà hãy cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình. Sẵn sàng chấp nhận chỉ làm được 90% nhưng đúng hoàn toàn còn hơn làm tới 100% nhưng chỉ đúng một nửa.
Tính toán nhanh và hợp lý trong việc việc chia thời gian làm bài bằng cách đọc lướt toàn bộ đề thi, nhất là với dạng đề thi trắc nghiệm.
Khi kiến thức đã được trang bị đầy đủ, để có thể làm bài thi một cách hoàn hảo thì cần có một sự trình bày tốt, không thừa không thiếu.
Đối với hình thức thi trắc nghiệm, câu hỏi bị chia lắt nhắt và dễ rơi vào những phần kiến thức nhỏ mà thí sinh dễ bỏ qua. Vì vậy, cần nắm chắc từng phần mới có thể đạt điểm tối đa.
Cẩn thận trong từng bước kể cả những bước tưởng như nhỏ nhặt nhất. Trước khi làm câu khó nhất thì nên kiểm tra hết tất cả các câu khác để đảm bảo không bị mất điểm một cách… “oan ức”.
Không gạch bỏ những phần làm rồi, nếu không tìm được cách giải khác. Vì lỡ đúng thì được thêm điểm và nếu sai cũng không bị trừ điểm!
Giữ gìn sức khỏe tốt và bước vào phòng thi với một tinh thần sảng khoá và một cái bụng… no để đảm bảo không bị run tay run chân hay tụt huyết áp.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!